Đóng góp trong trận Điện Biên Phủ trên không Nguyễn_Ngọc_Lạc

Cuối năm 1972, Xưởng Quân giới, Cục Quân khí, Quân chủng Phòng không – Không quân, tiếp nhận một số rađa K860 của Trung Quốc về để sửa chữa do cả hai băng sóng 1 (10cm) và 2 (3cm) đều hỏng. Đây là loại ra-đa có băng sóng 10cm và băng sóng 3cm vốn được trang bị đồng bộ cho pháo cao xạ tầm trung 57mm. Trong đó, băng sóng 10cm là băng sóng tiêu chuẩn điều khiển các thiết bị phòng không, bao gồm cả hệ thống SAM-2, đã được phía Mỹ nghiên cứu kỹ và đưa ra các biện pháp phá nhiễu hiệu quả, vô hiệu hóa và phản kích lại các biện pháp phòng không chống lại không lực Mỹ, dẫn đến việc giữa năm 1972, khi không quân Mỹ tập kích vào Hải PhòngHà Nội, các hệ thống tên lửa phòng không đều không thể phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, đối với băng sóng 3cm, phía Mỹ hoàn toàn không đề phòng và không chuẩn bị các biện pháp vô hiệu cũng như phản kích. Về phía Việt Nam, các ra-đa hoạt động ở băng sóng 3cm đều đã bị hỏng. Các chuyên gia Trung Quốc dù đã mất nhiều công sức sửa chữa nhưng đều bất lực. Ông Nguyễn Ngọc Lạc, bấy giờ mang cấp bậc Thượng úy, Kỹ sư thuộc Phòng Vũ khí Phòng không của Cục Quân khí, đã cùng với các đồng nghiệp, đã tìm hiểu và phát hiện nguyên nhân băng sóng 3cm không hoạt động là do mạch điện bị đấu nối sai. Sau khi sửa chữa, ông cùng các đồng chí cũng cải tiến thiết bị, biến hệ thống rađa K860 vốn được trang bị đồng bộ cho pháo cao xạ tầm trung 57mm, đã có thể hỗ trợ hệ thống tên lửa phòng không SAM-2 có thể khắc phục các biện pháp nhiễu và tấn công trực tiếp B52. Các kết quả nghiên cứu cải tiến của ông đã được Bộ tư lệnh Phòng không không quân đã nhanh chóng triển khai ứng dụng cải tiến toàn bộ rađa K860 cho các đơn vị tên lửa để đối phó với máy bay B52.